Over 10 years we helping companies reach their financial and branding goals. Onum is a values-driven SEO agency dedicated.

CONTACTS
Kiến thức Digital Marketing

Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức về hosting chi tiết

Web hosting có nhiệm vụ hỗ trợ cho bạn trong việc chia sẻ hình ảnh, video và các thông tin dữ liệu. Thế nhưng có nhiều người vẫn không hiểu về hosting là gì? Có những loại hosting phổ biến nào hiện nay, để tìm hiểu kỹ hơn thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

I/ Hosting là gì ?

Hosting hay còn có tên gọi khác là web hosting, đây chính là dịch vụ lưu trữ dữ liệu và đồng thời cũng là nơi duy trì website. Tuy nhiên, để trang website hoạt động được thì mọi dữ liệu đều phải được lưu trữ trên máy chủ server và được kết nối internet liên tục và hoạt động 24/7.

Qua đó, hosting không chỉ là không gian máy chủ sử dụng trong lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trực tuyến và còn là nơi trao đổi thông tin các giao dịch giữa web với người dùng. Nếu như không có hosting thì trang web của bạn chỉ sử dụng được trên máy tính mà chỉ có bạn xem được còn người khác thì không thể nào xem được.

Hoặc bạn có thể hiểu theo kiểu đơn giản hơn là hosting chính là mảnh đất còn trang web thì là cửa hàng được xây dựng trên mảnh đất sao cho người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy được thông tin, sản phẩm cũng như dịch vụ.

Tại sao cần phải mua hosting?

Như những gì mà chúng tôi đã nói ở trên thì nếu trang website của bạn không có hosting thì người dùng sẽ không thể nào biết đến đơn vị của bạn được. Khi đó bạn nên sử dụng hosting cho trang website, đó là điều vô cùng cần thiết. Như vậy thì người dùng mới biết đến đơn vị của bạn được nhiều hơn và biết được các sản phẩm mà bạn cung cấp.

II/ Các thông số cần có trong hosting là gì?

– Có 2 hệ điều hành máy chủ đó là : Hosting Linux và hosting Windows

– Dung lượng của bộ nhớ cho phép lưu trữ và tải file lên host

– Băng thông chính là thông số chỉ dung lượng tối đa các thông tin mà website được lưu chuyển qua lại với nhau mỗi tháng.

– Có phiên bản PHP hỗ trợ

– Max file là số lượng file tối đa được tải lên host

– Ram là ký hiệu của bộ nhớ đệm

– Addon domain là số lượng tên miền (domain ) được trỏ tới hosting

– Subdomain là tổng số lượng tên miền phụ tạo ra cho mỗi một tên miền

– Park domain là số lượng tên miền có thể parking

– Email accounts là ký hiệu số lượng email có thể đi kèm với hosting

– FTP accounts chính là số lượng FTP account mà bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting

III/  Phương thức hoạt động của hosting

Bạn đang thắc mắc  không biết hosting hoạt động như thế nào? Để hiểu rõ hơn thì bạn hãy theo dõi ngay phía dưới để hiểu thêm nhé.

1. Đối với nhà cung cấp dịch vụ hosting

Với nhà cung cấp thì họ đã có máy chủ server được chia sẻ các tài nguyên server thành không gian lưu trữ được gọi là hosting. Khi đó nhà cung cấp sẽ điều chỉnh các thông số hosting sao cho phù hợp hơn với yêu cầu mà khách hàng đăng ký thuê.

2. Đối với người dùng, người thuê web hosting

Còn với người thuê thì sẽ tải các file dữ liệu lên hosting và kèm theo cấu hình hoạt động của các file vừa được đăng tải. Khi đó bạn hoàn toàn có thể truy cập hosting từ các thiết bị có kết nối với internet và nhập tên miền với địa chỉ IP lên thanh công cụ tìm kiếm. Ngay sau đó hosting sẽ truy xuất dữ liệu và trả lại các thông tin mà bạn yêu cầu. Có thể bạn chưa biết mỗi một gói hosting sẽ có thời gian sử dụng, dung lượng lưu trữ nhất định nên nếu có nhu cầu mở rộng hay gia hạn tiếp thời gian thuê thì bạn hãy liên hệ ngay đến cho nhà cung cấp hosting họ sẽ giải quyết cho bạn.

IV/ Những tính năng và yêu cầu cần thiết của web Hosting?

Để đánh giá được hosting đó có thực sự tốt hay không thì cần phải dựa vào các yếu tố như tốc độ, dung lượng, băng thông và dịch vụ hỗ trợ từ đơn vị cung cấp cũng như khả năng chịu tải của hosting đó.

1. Tốc độ

Về tốc độ tải trang được tính bắt đầu khi người dùng truy cập vào đến khi hiện ra hết nội dung trên website từ 3 ->5s. Nhưng để tốc độ tải trang đạt hiệu quả cao thì máy chủ dùng để chạy dịch vụ phải đáp ứng được cấu hình lớn để có thể xử lý thông suốt mọi vấn đề xảy ra, tốc độ kết nối tốt không bị tắc hay nghẽn. Còn nếu bạn muốn sử dụng hosting ở nước ngoài thì bạn nên lựa chọn máy chủ ở Nhật hoặc ở Singapore để có tốc độ tải nhanh nhất.

2. Dung lượng

Dung lượng hosting chính là dung lượng lưu trữ với khoảng không gian trong ổ cứng của máy được sử dụng trong việc lưu trữ dữ liệu. Đối với những trang website có dữ liệu lớn thì dung lượng hosting phải cao thì mới đáp ứng được nhu cầu lưu trữ dữ liệu.

3. Băng thông

Băng thông nắm vai trò là hosting chính cũng là lượng dữ liệu được trao đổi giữa người dùng với trang website. Ví dụ như nếu bạn tải lên website 1 file dữ liệu nào đó có dung lượng tới tận 1MB thì trong 1 tháng sẽ có khoảng 100 người dùng tải file đó về thì băng thông của website sẽ tốn 100MB. Thế nên bạn cũng cần phải cân đối lại số lượng khách truy cập và lựa chọn gói băng thông sao cho phù hợp nhất.

4. Khả năng chịu tải

Khả năng chịu tải của hosting sẽ là khả năng cho phép số lượng người truy cập vào trong website cùng một thời điểm. Điều đó cho phép lượng người truy cập cùng lúc mà không làm ảnh hưởng gì đến tốc độ tải trang. Ngoài ra, có một số gói hosting có bài chục người truy cập thì đã báo lỗi và quá tải không truy cập được nữa rồi. Nhằm biết khả năng chịu tải của hosting có tốt hay không thì bạn cũng nên tham khảo qua các đánh giá của khách hàng trước khi lựa chọn nhé.

V/ Các loại hosting phổ biến

1. Shared Hosting

Shared Hosting chính là dịch vụ sử dụng để lưu trữ thông tin website và tất cả lại được kết nối bằng hệ thống internet. Hơn nữa, Shared Hosting còn là gói hosting còn là gói được cài đặt sẵn với một số ứng dụng cần thiết nhằm phục vụ cho việc thiết kế website. Qua đó, Shared Hosting còn được sử dụng khá phổ biến bởi nó có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của người thuê, vừa dễ sử dụng với mức giá vô cùng phải chăng.

Ưu điểm Shared Hosting

– Giá thuê hosting cực kỳ rẻ

– Hosting thân thiện và tiện sử dụng cho người mới bắt đầu

– Server có kết cấu hình sẵn

– Control panel rất dễ dùng chỉ vài thao tác đơn giản

– Nhà cung cấp dịch vụ cam kết chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server

Nhược điểm Shared Hosting

– Mọi quyền kiểm soát máy chủ đều bị hạn chế 

– Tốc độ tải của web dễ bị ảnh hưởng lượng truy cập từ trang website khác

– Dễ bị ảnh hưởng khi website khác bị tấn công bởi virus hoặc các phần mềm độc hại.

2.  VPS Hosting

VPS Hosting được biết đến là máy chủ ảo riêng và đây cũng là máy chủ vật lý đã được cài đặt ứng dụng ảo nhằm tạo ra các loại máy chủ ảo. Qua đó web hosting thường sẽ dành cho các trang website, những trang blog có lượng traffic trung bình sẽ có khoảng 80.000 -> 100.000/ lượt.

Ưu điểm của VPS Hosting

– Vô cùng dễ nâng cấp

– VPS có nguồn tài nguyên server riêng và có giá cả phải chăng bởi sử dụng server ảo mà không phải mất phí mua hẳn server.

– Khả năng truy xuất lớn mà không làm ảnh hưởng tới hiệu năng

– Năng lực tùy biến khá cao

Nhược điểm VPS Hosting

– Cần phải có chuyên môn và kỹ thuật trong quản trị server

– Chi phí của VPS hosting khá cao

3. Cloud Hosting

Cloud Hosting đã được vận hành bởi nó dựa vào nền tảng điện toán đám mây. Và khi đó dịch vụ hosting sẽ cho phép bạn đặt web lên vùng đám mây và gộp tài nguyên từ các server vật lý khác nhau.

Ưu điểm Cloud Hosting

– Có tài nguyên phân phối vô hạn

– Sử dụng Cloud Hosting là phương án tốt nhất hiện nay

– Các site của người dùng sẽ không bị ảnh hưởng nếu như server bị hỏng hay lỗi

– Tùy vào nhu cầu mà sẽ cung cấp tài nguyên thích hợp

– Cách thức thanh toán tùy thuộc vào cấp độ của người dùng

Nhược điểm Cloud Hosting

– Người sử dụng khó có thể quản lý giá cả và làm chủ

– Cloud Hosting chưa có quyền root

– Người dùng bắt buộc phải có kiến thức, kỹ năng quản trị máy ảo

4. WordPress Hosting

WordPress Hosting cũng giông như Shared Hosting vậy, đều được thiết kế và sử dụng chủ yếu cho WordPress Hosting. Có thể nói hầu hết các máy chủ đều có cấu hình riêng, được gắn thêm các plugin với theme đã được cài đặt sẵn để sao cho phù hợp như những người mới dùng và mới làm quen với hosting.

Ưu điểm WordPress Hosting

– Dễ dàng sử dụng cho những người mới tập làm quen

– Được cài đặt với plugins và theme sẵn

– Có hiệu năng sử dụng cho wordpress site khá tốt

– Chi phí bỏ ra thấp

Nhược điểm WordPress Hosting

– Được xây dựng trên hệ thống hosting hiện đại đó là Cloud Hosting

– WordPress Hosting được sử dụng chủ yếu cho site WordPress.

5. Dedicated Server Hosting

Dedicated Server Hosting là server vật lý được thiết kế riêng cho người dùng. Khi đó người dùng có toàn quyền kiểm soát cũng như cài đặt máy chủ cùng tính bảo mật cao. Thế nhưng chi phí để sử thuê hosting cực cao, qua đó đòi hỏi người dùng phải sử dụng cả Dedicated Server Hosting. Chưa hết, còn đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng chuyên môn và thực hiện các thao tác và cài đặt hosting.

Ưu điểm Dedicated Server Hosting

– Dedicated Server Hosting cao tính bảo mật khá cao

– Khi đó người dùng hoàn toàn có quyền làm chủ server

– Người dùng cũng sẽ được cấp quyền truy cập root

– Đây chính là tài nguyên đáng tin cậy cho nên bạn không nên chia sẻ cho bất cứ ai.

Nhược điểm Dedicated Server Hosting

– Phí chi trả cho dịch vụ này khá cao

– Đòi hỏi cần có kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn cao trong việc quản lý server

VI/ Mua hosting ở đâu? Có giá bao nhiêu?

Nếu bạn muốn tìm kiếm đơn vị cung cấp hosting tốt nhất hiện nay để thuê hoặc mua thì bạn đừng bỏ qua đơn vị Dữ Liệu Toàn Cầu chúng tôi nhé. Được biết đến là một trong những đơn vị có kinh nghiệm lâu năm cung cấp dịch vụ thuê/ mua hosting nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại đây. Hơn nữa, giá mua hosting còn phụ thuộc vào gói dịch vụ của bạn là bao nhiêu thì mới có mức giá chính xác nhất.

Ở bài viết trên thì chúng tôi cũng đã chia sẻ đến cho bạn một số thông tin về dịch vụ hosting. Hy vọng với những gì mà chúng tôi mang đến cho bạn trong bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích nhất.

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *