Over 10 years we helping companies reach their financial and branding goals. Onum is a values-driven SEO agency dedicated.

CONTACTS
Tin Toàn cầu

Chuyển đổi số – Chìa khoá phát triển ngành Logistics trong tương lai sắp tới của Hải Phòng

Được xem là ngành xương sống của nền kinh tế, các doanh nghiệp logistics tại Hải Phòng đang tập trung ứng dụng chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số và hội nhập kinh tế, quốc tế.

Xu hướng tất yếu

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cung cấp từ 2-17 dịch vụ logistics khác nhau. Trong đó chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. Hiện 50%-60% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau, tuỳ theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp.

Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào logsitics đã được chứng minh trong thực tế như tại các công ty trong lĩnh vực cảng biển, sau khi áp dụng công nghệ điều hành quản lý sản xuất tiên tiến đã giúp giảm trên 50% thời gian tàu nằm bến, giảm 3/4 thời gian giao nhận hàng hoá.

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cung cấp từ 2-17 dịch vụ logistics khác nhau

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cung cấp từ 2-17 dịch vụ logistics khác nhau

Còn tại Hải Phòng, logistics được xem là ngành dịch vụ thiết yếu, mũi nhọn; là nền tảng cho phát triển thương mại. Để phát triển ngành dịch vụ này, 3 trọng tâm logistics của Hải Phòng là dịch vụ cảng; kho bãi, xử lý; trung chuyển – dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, đội ngũ vận hành chuyên nghiệp.

Hiện nay, trước tình trạng cạnh tranh và bùng nổ kinh tế số, cùng với thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh, các doanh nghiệp logistics tại Hải Phòng đã phần nào nhận thức, đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động kinh doanh. Qua đó, tối ưu hoá trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm.

Theo ông Cáp Trọng Cường – Giám đốc Công ty CP Cảng xanh VIP: Chỉ có chuyển đổi số thì các nhà hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động trong chuỗi cung ứng logistics mới có thể giảm chi phí được. Nếu chúng ta số hoá được thì sẽ tiến tới chuyển đổi số tốt. Như vậy, tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ việc này bởi vì chúng ta sẽ tiết kiệm được nhân lực, thời gian.

Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số vào việc quản lý phương tiện ra vào cảng

Các phương tiện ra vào cảng Tân Vũ làm hàng đều được kiểm soát chặt chẽ thông qua phần mềm quản lý thông minh

Còn theo đại diện Công ty CP Cảng Hải Phòng: Thời gian vừa qua, công ty đã đẩy mạnh việc phục vụ khách hàng thông qua các phần mềm điện tử như e-Port. Với việc áp dụng phần mềm điện tử này, quá trình giao nhận, thanh toán điện tử và giao nhận hàng hóa thuận tiện theo hướng đơn giản, nhanh chóng. Từ đó, giảm thời gian khách hàng trực tiếp đến giao dịch tại cảng; giảm thời gian xe dừng đỗ tại các cổng cảng làm thủ tục và giảm ách tắc giao thông tại cổng cảng.

Trong thời gian tới, khi các chi nhánh cảng khác trong công ty được đầu tư hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ và đáp ứng được yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cũng như kết nối thông tin, Cảng Hải Phòng sẽ xây dựng kế hoạch để triển khai ePort rộng rãi trong toàn công ty.

Cần sự kết nối đồng bộ

Từ năm 2019, TP Hải Phòng đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics TP Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 6 trung tâm logistics. Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị cũng đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TP Hải Phòng thành trung tâm dịch vụ logistics trọng điểm quốc gia và quốc tế. Theo đó, đến năm 2025, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng trên địa bàn TP Hải Phòng đạt 300 triệu tấn; có từ 1-3 khu dịch vụ logistics cấp quốc gia; tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 30% – 35%/năm…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, để Hải Phòng trở thành trọng điểm dịch vụ logistics quốc gia và trung tâm dịch vụ logistics quốc tế, địa phương này cần tiếp tục phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông và chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa.

Theo ông Ngô Trung Hiếu – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng, để hiện thực hóa mục tiêu đưa hàng hóa từ các trung tâm logistics thuộc khu vực kinh tế phía Bắc đến và rời cảng Hải Phòng nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm, TP Hải Phòng cần triển khai mạnh mẽ cơ chế một cửa quốc gia, cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, hỗ trợ kết nối cho doanh nghiệp với các chủ hàng, phát triển sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối tốt nhất các chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, tạo cơ sở cho doanh nghiệp logistics Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng.

Việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp giảm chi phí, thời gian đi lại cho các doanh nghiệp

Việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp giảm chi phí, thời gian đi lại cho các doanh nghiệp logisitics

Thực tế hiện nay, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics đang gặp không ít các khó khăn. Hầu hết các vấn đề cản trở sự chuyển động của ngành logistics là sự thiếu tính kết nối trong hệ thống, chất lượng dịch vụ không cao. Ngoài ra, khoảng hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp với hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp.

Theo ông Lê Mạnh Cương – Phó Chủ tịch Hiệp hội logistics Hải Phòng: “Công tác chuyển đổi số bao hàm rất lớn, rộng chứ không đơn thuần chỉ dùng máy tính hay điện thoại để chuyển đổi số. Chúng tôi đã ý kiến lên cấp lãnh đạo thành phố và các sở, ban, ngành, đặc biệt là thông qua cầu nối Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng làm thế nào để tạo điều kiện cho phía doanh nghiệp có nhiều buổi toạ đàm, chia sẻ, thậm chí là nhiều buổi để được đi truyền thông trực tiếp từ các doanh nghiệp với các doanh nghiệp. Bởi qua những buổi thực tế đó, chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn về việc chuyển đổi số, công tác chuyển đổi số”.

Khu vực trung tâm điều khiển thuộc cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Khu vực trung tâm điều khiển thuộc cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Ông Hoàng Minh Cường – Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, đón đầu xu hướng chuyển đổi số, Ban Thường vụ Hải Phòng đã ban hành nghị quyết, đặt mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kinh tế số chiếm 35% GRDP thành phố; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 16%; tạo ra các giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số với ba trụ cột kinh tế, gồm: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển logistics và du lịch – thương mại.

“Vừa qua, TP Hải Phòng đã triển khai hàng loạt các hoạt động truyền thông, hội thảo, hội nghị, chương trình xúc tiến giới thiệu, liên kết trên nhiều lĩnh vực để thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trên cả 3 trụ cột chính quyến số, kinh tế số, xã hội số”, ông Cường cho biết cho biết thêm.

Dẫn nguồn theo tờ báo : https://diendandoanhnghiep.vn/

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *